CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
1. Phương pháp dạy tiếng Anh bằng Ngữ pháp – Dịch
Phương pháp Ngữ pháp – Dịch (Grammar – Translation Method), hay còn gọi là phương pháp dạy truyền thống. Có thể nói đây là một trong những phương pháp dạy và học ngoại ngữ lâu đời nhất thế giới, nó được phát triển từ thế kỷ 16 và dùng để dạy tiếng Latin và tiếng Hy Lạp tại châu Âu. Tại Việt Nam phương pháp này được sử dụng phổ biến từ những năm 1970 cho đến tận những năm 1990.
Phương pháp Ngữ pháp – Dịch chỉ tập trung phát triển vào kỹ năng đọc hiểu. Nếu theo phương pháp này, học viên phải thuộc lòng từ vựng và học kỹ ngữ pháp để dịch, phân tích văn bản và viết luận.
Ưu điểm của phương pháp dạy tiếng Anh này là học sinh được dạy kỹ về ngữ pháp, thuộc nhiều từ vựng, nắm bắt nhiều dạng cấu trúc câu. Còn nhược điểm của nó là hết sức nguy hiểm và đã được phô bày, không giúp học sinh giao tiếp hay nói tiếng Anh thành thạo.
2. Phương pháp dạy tiếng Anh trực tiếp
Phương pháp dạy tiếng Anh Trực tiếp (Direct Method) được phát triển từ những năm 1900 để thay thế phương pháp Ngữ pháp – Dịch truyền thống tỏ ra không hiệu quả trong việc dạy ngoại ngữ giao tiếp.
Đặc điểm chính của phương pháp này chính là không sử dụng ngôn ngữ trung gian, học viên sẽ được dạy trực tiếp bằng ngôn ngữ đích và ít học ngữ pháp. Giáo viên và học sinh sẽ thực hành nghe nói liên tục trong các tình huống sinh hoạt thường nhật.
Lợi thế của phương pháp này chính là học viên được nói tiếng Anh rất nhiều, sử dụng ngôn ngữ chủ động, quá trình thẩm thấu từ vựng và ngữ pháp diễn ra tự nhiên. Hơn nữa giải pháp này còn đem đến cho học viên kỹ năng phát âm rất tốt, nói chuyện tự tin và tự nhiên.
Phương pháp Direct Method vẫn còn tiếp tục gây hứng thú và được ứng dụng cho đến tận ngày nay nhưng nó lại là một giải pháp rất khó sử dụng trong các lớp học có đông sĩ số học sinh. Người ta sẽ không tìm kiếm đủ lượng giáo viên và phân phối thời gian đồng đều cho tất cả học sinh trong các lớp học truyền thống.
Với sự phát triển của công nghệ, phương pháp dạy tiếng Anh trực tiếp ngày nay đã bổ sung thêm giải pháp học tiếng Anh online 1 kèm 1, hoặc 1 giáo viên cùng 4-6 học sinh,…
3. Phương pháp dạy tiếng Anh theo mô hình Nghe – Nói
Phương pháp Nghe – Nói (Audio-Oral Method) tập trung vào giảng dạy kỹ năng nghe nói trước kỹ năng đọc viết.
Đây là một phương pháp dạy học tiến bộ, tập trung rèn luyện phát triển đều đặn 4 kỹ năng thay vì chỉ có đọc hiểu như phương pháp Ngữ pháp – Dịch, hoặc chỉ nghe nói như phương pháp dạy Trực tiếp.
Đặc điểm của phương pháp này chính là không dùng ngôn ngữ trung gian để giảng dạy và chỉ dùng ngôn ngữ đích. Thêm nữa, phương pháp Nghe – Nói tập trung vào kỹ năng nghe nói nhiều hơn.
Phương pháp Nghe – Nói được vận dành dưới cách thức học sinh lặp lại nhiều lần các bài đối thoại mẫu từ giáo viên hay từ trong các video đàm thoại có sẵn. Sau đó thì học sinh thực hành mở rộng mẫu câu bằng thay thế, bổ sung hoặc chuyển đổi.
Điểm hạn chế của phương pháp Nghe – Nói là nó chỉ phù hợp với những người mới học, học sinh Tiểu học, THCS. Hơn nữa, tuy được luyện tập nói tiếng Anh tự nhiên trên lớp học nhưng trong các tình huống thực tế thì đa số lại không vận dụng được, quên trước quên sau.
4. Phương pháp dạy tiếng Anh giao tiếp
Từ trước đến nay chúng ta đều hiểu rằng học ngoại ngữ là một tiến trình của nhận thức, của việc ghi nhớ. Nhưng theo quan niệm của những người phát triển giải pháp học tiếng Anh Giao tiếp, ngôn ngữ còn có thể được học qua quá trình tương tác xã hội.
Phương pháp dạy tiếng Anh giao tiếp (Communicative Approach) được phát triển từ những năm 1970 nhằm thay thế những phương pháp cổ điển bị chê trách là tập trung quá mức vào ngữ pháp và mẫu câu, có ít giá trị sử dụng trong thực tế. Phương pháp Giao tiếp tập trung vào đào tạo kỹ năng nghe nói tiếng Anh, nâng cao kỹ năng truyền đạt thông điệp thay vì chú trọng vào sự hoàn hảo của ngữ pháp.
Đặc điểm nổi bật của phương pháp Giao tiếp chính là ngoài việc dạy kiến thức ngôn ngữ còn dạy học viên cách sử dụng ngôn ngữ như kỹ năng giao tiếp và năng lực giao tiếp. Các giáo trình được biên soạn theo phương pháp Giao tiếp được tổ chức theo các bước: (1) Giới thiệu ngữ liệu, (2) Thực hành bài tập, (3) Hoạt động giao tiếp, (4) Đánh giá, và (5) Củng cố.
Ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp Giao tiếp đó chính là nó cung cấp nền kiến thức và kỹ năng nền tảng đủ để học sinh sử dụng tiếng Anh trong môi trường thực tế. Chẳng hạn, ngoài kiến thức ngôn ngữ học sinh còn được học thêm kiến thức phi ngôn ngữ như các yếu tố văn hóa, xã hội… của người bản địa.
Điều đáng tiếc là đã có rất nhiều lời chê trách nhắm vào phương pháp dạy tiếng Anh Giao tiếp, chẳng hạn như việc không để học viên nắm chặt chẻ các quy tắc ngôn ngữ, học viên phải học quá nhiều thứ không cần thiết trong thực tế…
5. Phương pháp dạy tiếng Anh trực quan
Phương pháp giáo dục trực quan được phát triển từ cách đây khá lâu và thường dùng để dạy ngoại ngữ giao tiếp, tập trung vào mục tiêu rèn luyện kỹ năng nghe nói.
Cách thức giáo dục của phương pháp dạy trực quan khá đơn giản, giáo viên dùng những đồ dùng trực quan như hình ảnh, cảnh tượng để gây ấn tượng làm cho quá trình nhận thức của học viên được thấm sâu hơn.
Ví dụ như với phương pháp này, để giải thích ý nghĩa của một từ vựng, thay vì nói hoặc viết lên bảng, giáo viên sẽ dùng một hình ảnh trực quan để học viên có ấn tượng hơn.
- NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NGHỀ BIÊN - PHIÊN DỊCH TIẾNG ANH
- NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
- SỬ DỤNG CÁC YẾU TÔ VĂN HÓA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
- ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ
- NHỮNG CÁCH HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ
- Làm thế nào cải thiện kỹ năng Reading trong IELTS
- MỘT SỐ TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
- VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
- Phương pháp giúp cải thiện kỹ năng Viết tiếng Anh
- Hoạt động nghe trong giảng dạy kỹ năng nghe tiếng Anh