CÁC BƯỚC THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH
CÁC BƯỚC THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH
Bạn có thể xây dựng một bài thực hành nghe với ba giai đoạn chính như sau:
• Trước khi nghe: trong thời gian đó, bạn nên chuẩn bị những điều cần thiết cho bài nghe.
• Trong khi nghe: bạn cần tập trung sự chú ý vào bài nghe và phát triển sự hiểu biết về chủ đề bài học.
• Sau khi nghe: tổng hợp lại những gì bạn đã nghe được và những kiến thức bạn có về chủ đề đã được nghe.
Trước khi thực hành kỹ năng nghe tiếng Anh
Có vài yếu tố cần được chắc chắn trước khi bạn bắt đầu đi vào bài nghe, đó là: động lực, bối cảnh và sự chuẩn bị.
1. Động lực:
Điều cực kỳ quan trọng trước khi nghe là bạn phải biết rõ mục đích và động lực để thúc đẩy bạn nghe tiếng Anh là gì? Một bài nghe mà bạn cảm thấy thú vị cùng với các bài tập khơi gợi sự khám phá thêm về bài nghe sẽ là động lực cho hầu hết những học viên đang mong muốn cải thiện kỹ năng này.
2. Bối cảnh
Việc lắng nghe hàng ngày của chúng ta trong cuộc sống đã cung cấp cho chúng ta một môi trường tự nhiên để nghe thấy ngôn ngữ cùng với lượng thông tin khổng lồ mà ngôn ngữ mang lại. Tuy nhiên, khi học sinh lắng nghe từ một đoạn băng ghi âm trong lớp học là một quá trình rất không tự nhiên vì lúc này việc nghe trở thành bị động. Vì vậy, trong các trung tâm tiếng Anh, trước khi cho học sinh nghe một văn bản bằng tiếng Anh, giáo viên nên giới thiệu về bối cảnh, tình huống đang xảy ra trong bài nghe để giúp học sinh cập nhật kiến thức, góp phần hiểu thêm về bài học.
3. Sự chuẩn bị:
Chuẩn bị những từ vựng mới, những thành ngữ được đề cập trong bài nghe là một sự chuẩn bị cần thiết trước khi bắt đầu bài nghe.
Trong khi thực hành nghe
Chúng ta thường cần một lý do cụ thể để lắng nghe một điều gì đó trong cuộc sống hàng ngày. Việc luyện nghe cũng tương tự như thế. Bạn cũng cần một lý do lắng nghe để giúp tập trung sự chú ý. Trong quá trình nghe, bạn nên nghe từ 3 đến 4 lần cho một bài nghe, điều chỉnh tốc độ người nói và dừng ở những điểm nhấn trong bài, v.v...
Nhiệm vụ đầu tiên trong lần nghe thứ nhất: tìm hiểu thông tin về chủ đề nghe. Điều này giúp bạn nắm được tổng thể nội dung bài học, trong một số sách luyện nghe, nhà biên soạn cũng đi kèm một số câu hỏi gợi ý cho người học về chủ đề đang được nghe.
Nhiệm vụ thứ hai cho lần nghe thứ hai: nghe chi tiết hơn. Việc này đòi hỏi người học có hiểu biết sâu sắc và chi tiết hơn về bài nghe. Bạn có thể thực hiện nhiệm vụ này bằng cách viết những từ đơn lẻ, đánh dấu hoặc vẽ hình minh họa cho những gì bạn đã nghe được, v.v...
Nhiệm vụ nghe thứ ba: kiểm tra câu trả lời từ nhiệm vụ thứ hai hoặc tham khảo một số cách diễn giải tinh tế hơn về bài nghe.
Việc tự học tiếng Anh tại nhà, nhất là tự rèn luyện kỹ năng nghe là một hoạt động đòi hỏi rất nhiều và thường là đòi hỏi cao về độ tập trung, tính chủ động học tập, tư duy ngôn ngữ. Chính vì lý do này, bạn nên cho phép mình có không gian “thở” hoặc “suy nghĩ” giữa các lần nghe. Một phương pháp nghe hiệu quả là cho phép người học so sánh câu trả lời giữa các lần nghe. Điều này giúp bạn không chỉ có cơ hội được tạm thư giãn giữa các lần nghe, mà còn giúp kiểm tra sự hiểu biết của chính bạn bằng cách xem xét lại trước khi nghe lại.
Sau khi thực hành nghe
Có hai hình thức phổ biến của các bài tập sau khi nghe. Những bài tập này là những phản hồi của người học đối với nội dung bài học cũng như phân tích các tính năng ngôn ngữ được sử dụng để diễn đạt trong bài.
3. Phản hồi nội dung:
Đây là hoạt động diễn ra hàng ngày, bởi vì chúng ta luôn lắng nghe có mục đích nên thường phản hồi lại những gì nghe được. Ở lớp học, điều này được thể hiện bằng các cuộc thảo luận sau khi nghe, những câu hỏi liên quan đến những gì học sinh nghe được. Ví dụ như sự đồng ý hay không đồng ý với những gì họ đã nghe hoặc diễn tả lại những gì họ vừa nghe được. Tuy nhiên, trong trường hợp tự học tại nhà. Bạn có thể tự tìm hiểu để đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi này và so sánh với đáp án ở cuối giáo trình nghe.
4. Phân tích ngôn ngữ:
Nhiệm vụ này liên quan đến việc tập trung vào các đặc điểm ngôn ngữ của văn bản nghe. Điều này rất quan trọng trong việc phát triển kiến thức về ngôn ngữ, nhưng lại không hỗ trợ nhiều cho sự phát triển kỹ năng nghe của người học.
Bài tập có thể ở dạng phân tích các dạng động từ hoặc từ vựng hay sắp xếp thứ tự các từ, v.v... khi phân tích văn bản nghe theo dạng này bạn sẽ hình thành cách thức diễn đạt của riêng mình trong những tình huống cụ thể hàng ngày.
Sử dụng mô hình nghe để nghe một bài hát tiếng Anh
Trước khi nghe:
• bạn sẽ suy nghĩ về các bài hát
• bạn mô tả một trong những bài hát yêu thích của mình
• dự đoán một số từ hoặc thành ngữ có thể có trong một bài hát tình yêu
Trong khi nghe
• lắng nghe và xác định xem bài hát vui hay buồn
• nghe lại và sắp xếp các dòng hoặc câu của bài hát đang bị lộn xộn
• nghe lại để kiểm tra câu trả lời của bạn hoặc đọc một bản tóm tắt bị lỗi về bài hát và sửa chúng.
Sau khi nghe
Tập trung vào nội dung:
• nói về những gì bạn thích / không thích về bài hát
• viết bình luận về bài hát cho một tờ báo hoặc trang web
• viết một lời khác cho bài hát
Tập trung vào hình thức:
• nhìn vào lời và xác định các dạng từ
• tìm từ mới trong bài hát và tìm hiểu nghĩa của chúng
• ghi chú các collocations (cụm từ có nguyên tắc) chung trong bài hát
Kết luận
Trên đây là mô tả về một khung phát triển kỹ năng nghe tiếng Anh có thể được áp dụng cho bất kỳ văn bản nghe nào. Đây không phải là cách duy nhất để giúp bạn phát triển kỹ năng nghe, nhưng đây có thể là cách nghe hiệu quả và góp phần tạo động lực cho bạn. Hi vọng rằng các bạn sẽ tìm được phương pháp nghe phù hợp với bản thân sau bài viết này.
- NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NGHỀ BIÊN - PHIÊN DỊCH TIẾNG ANH
- NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
- SỬ DỤNG CÁC YẾU TÔ VĂN HÓA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
- ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ
- NHỮNG CÁCH HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ
- Làm thế nào cải thiện kỹ năng Reading trong IELTS
- MỘT SỐ TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
- VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
- Phương pháp giúp cải thiện kỹ năng Viết tiếng Anh
- Hoạt động nghe trong giảng dạy kỹ năng nghe tiếng Anh