CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE  KHOA NGOẠI NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH THANH HÓA

ÁP DỤNG “ROLE-PLAY” TRONG DẠY KỸ NĂNG NÓI CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

Đăng lúc: 19/12/2018 (GMT+7)
100%

 

 

1.       "Role-play" là gì?

"Role-play" có thể được hiểu là hoạt động vận dụng kỹ năng nói mà qua đó người nói sẽ tự đặt mình vào vị trí của người khác, hoặc vẫn ở vị trí của mình trong quan hệ tương tác với các nhân vật khác trong một tình huống xã hội nào đó.

2.       Vì sao dùng "role-play"?

Hoạt động "role-play" mang lại một số lợi ích như:

- Hoạt động nói vui và tạo động lực cho sinh viên nói.

- Sinh viên được khuyến khích thể hiện suy nghĩ và cảm xúc trong một môi trường thoải mái

- Cơ hội sử dụng tiếng Anh nhiều hơn do môi trường lớp học được mở rộng ra thế giới bên ngoài, sinh viên được đóng vai trong các tình huống có thật trong cuộc sống.

- Phát triển các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội.

- Phát triển nhận thức của sinh viên về bản thân và những người khác cũng như khả năng tưởng tượng và tính sáng tạo.

3.       Quy trình thực hiện hoạt động "role-play" trong giảng dạy kỹ năng Nói cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh

Bước 1: Chọn tài liệu giảng dạy. Giảng viên phải quyết định sử dụng nguồn tài liệu giảng dạy nào cho hoạt động đóng vai. Các tài liệu giảng dạy có thể lấy từ sách học của sinh viên hoặc bên ngoài như trong sách truyện, phim, v.v. hoặc do chính giảng viên biên soạn.

Bước 2: Chọn tình huống và tạo ra các biểu đồ tiến trình và lập các đoạn hội thoại mẫu.

Bước 3: Giảng viên dạy các đoạn hội thoại mẫu để dùng trong hoạt động nói.

Bước 4: Để sinh viên luyện tập tình huống, hội thoại mẫu. Sinh viên có thể luyện tập đổi vai cho nhau theo cặp hoặc những nhóm nhỏ.

Bước 5: Để sinh viên tự điều chỉnh đoạn hội thoại cho phù hợp với tình huống mà sinh viên được giao - áp dụng những kiến thức được học vào tình huống của mình. Bước 6: Đánh giá hiệu quả của hoạt động đóng vai và kiểm tra việc sinh viên hiểu nghĩa của từ vựng, ngữ pháp, và đoạn hội thoại.